Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Vài nét về ngành công nghiệp đóng tàu Hàn quốc.

Mặc dù mới tham gia vào ngành công nghiệp đóng tàu với vẻn vẹn chưa được 40năm kinh nghiệm, Hàn Quốc đã có những bước tiến ngoạn mục, vượt quanhiều quốc gia có lịch sử đóng tàu lâu hơn rất nhiều. Và các công tyđóng tàu Hàn Quốc đã hòan toàn tự tin giữ vững vị trí dẫn đầu/đầu bảng trên trường quốc tế.

Sự thực là Trung Quốc đang mau chóng chiếm vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp đóng tàu vốn được Nhật Bản từng nắm giữ khó lâu . Nhưngvới 34% thị phần thế giới tính theo CGT (Compensated Gross Tons - đơnvị đo trong lĩnh vực hang hải), ngày nay Hàn Quốc là quốc gia đóng tàu lớn nhất thế giới. Nhật Bản đứng thứ 3 với xấp xỉ 21% thị phần, vàTrung Quốc đã có những tiến bộ vượt bậc từ một người chỉ “chơi biên”vào những năm 90 cho đến nay đã giành vị trí thứ 2 với thị phần lớn hơn 22%. Rõ ràng là Châu Á là điểm diễn ra các họat động đóng tàu chính hiện nay.

Côngnghiệp đóng tàu là ngành kinh tế góp phần quan trọng trong phát triểnquốc gia và Hàn Quốc đã phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thànhngành chiến lược đối cho sự phát triển kinh tế đất nước vào những năm1970. Mặc dù có lịch sử phát triển muộn hơn so với Châu Âu, Nhật Bản,xong Hàn Quốc vẫn đã xây dựng được một nền công nghiệp đóng tàu có khảnăng cạnh tranh cao và kỹ thuật tiên tiến. Trong 10 nhà máy được xếphạng đứng đầu trên thế giới, có sáu nhà máy đóng tàu của Hàn Quốc. Hyundai đứng vị trí số một tiếp theo là Samsung và Daewoo.

Luôn bị các nhà máy Trung Quốc cạnh tranh và đeo bám quyết liệt các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc không hề nhụt chí mà luôn nỗ lực không ngừng giữ vững ưu thế vượt trội về chất lượng và năng suất . Ví dụ như Hyundai vàSamsung đều có quan điểm rằng các mối đe dọa và thách thức từ bên ngoài chỉ giúp họ thêm vững mạnh hơn và thúc đẩy họ cố gắng hơn nữa.

Trong những năm gần đây, các nhà máy đóng tàu chính của Hàn Quốc đã tập trung nhiều vào các loại tàu giá trị lớn như tàu khoan, tàu chở container cựclớn và tàu LNG (chở khí hóa lỏng). Hàn Quốc ngày nay là quốc gia đứngđầu thế giới về sản phẩm tàu LNG. Lĩnh vực này đang phát triển mạnhcùng với việc LNG được sử dụng ngày càng nhiều như là một nguồn nhiên liệu vì nó tương đối sạch. Lượng tiêu thụ LNG được dự báo tăng 25% mỗinăm trong thập kỷ tới và đội tàu LNG của thế giới được dự báo tăng gấp đôi lên tới khoảng 250 tàu trong khoảng thời gian này. Hyundai, Daewoo và Samsung đã chiếm được phần lớn các hợp đồng đóng tàu LNG trên thế giới.

Ngành công nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc đã đạt được khối lượng đơn đặt hàng kỷ lục trong 3 năm qua. Năm 2006, khối lượng đặt hàng của Hàn Quốc đạt18.1 triệu CGT.

Với lượng đơn hàng chưa thực hiện lên tới 41.4 triệu CGT, họ đã đảm bảo đủ khối lượng công việc cho 3 năm tới. Vì vậy, họ có đủ khả năng theo đuổi một chiến lược có chọn lọc và tiếp tục tập trung vào loại tàu trị giácao.

Cứ 4 ngày lại có 1 con tàu mới.

Các công ty đóng tàu trực thuộc của Tập đoàn công nghiệp Hyundai (HHI) là nhà đóng tàu lớn nhất thế giới chiếm 15% thị phần trên thị trường. Kể từ khi khởi nghiệp vào năm 1972 đến cuôi năm 2006, các nhà máy này đã bàn giao 1230 chiếc tàu với tất cả các chủng loại.

Năm 2006, Bộ phận đóng tàu của HHI đã đạt doanh thu khoảng 6,8 tỷ đô laMỹ, lập kỷ lục mới cho ngành đóng tàu thế giới với tổng mức 100 triệu tấn trọng tải, gấp đôi năm 1997.

Theo dự báo, Hyundai sẽ đóng mới 77 chiếc tàu vào năm nay, điều đó có nghĩalà cứ sau 3 hoặc 4 ngày làm việc lại có một con tàu lớn được hạ thủy.Với số lượng tàu lớn như vậy liệu có duy trì được sự cân bằng giữa tiêu chuẩn chất lượng cao và tốc độ sản xuất lớn như vậy hay không? “ Nhờ ápdụng các phương thức sản xuất tiến tiến, chúng tôi sẽ thành công trongviệc đáp ứng mọi yêu cầu cao về chất lượng cũng như năng suất và chi phí”, ông Lee Chul-hee phó chủ tịch HHI nói.

Xưởng đóng tàu Ulsan của Hyundai ở phía Tây Nam của Hàn Quốc với diện tích trên 5 triệu m2 và bao gồm chín ụ khô với những kích thước khác nhaucho phép xây đóng bất kỳ loại tàu nào. Xưởng đóng tàu này là chốn bận rộn và nhộn nhịp, nơi những công nhân xuống làm việc tại các ụ khô trông như những người lùn bên cạnh những chân vịt khổng lồ. Ở HHI đa số những xưởng đóng tàu áp dụng công nghệ máy tính từ quản lý nhân viên hàng ngày, mua sắm vật tư thiết bị đến kiểm soát khâu thiết kế tàu và sản xuất.

Các chương trình tự động hoá CAD được sử dụng từ việc lập mô hình tàu trên máy tính tới việc cắt thép tự động hoàn toàn và hàn bằng rô – bốt trong các công đoạn sản xuất.

Hiệu suất khai thác ụ lớn nhất thế giới

Trái ngược với đối thủ chính , SHI đã lựa chọn việc xây dựng nhà máy đóng các block tại Trung quốc nhằm toàn cầu hóa hoạt động sản xuất và tăng cường tính cạnh tranh của mình. Với doanh thu khoảng 6 tỉ đô la và 22,000 công nhân vào năm 2006, SHI là tập đoàn đóng tàu lớn thứ hai trên thế giới sau Hyundai.

SHI dự báo sẽ bàn giao 50 tàu trong năm 2007. Các loại tàu phức tạp như giàn khoan, tàu trung chuyển dầu (được sử dụng cho vận chuyển dầu từnhững mỏ dầu ngoài khơi) và tàu chở khí hóa lỏng chiếm tỷ lệ lớn nhấttrong các sản phẩm thiết kế và đóng mới của công ty. Công ty nắm giữ vị trí trọng yếu trong các lĩnh vực này với gần 100% tổng thị phần tàu trung chuyển dầu trên thị trường thế giới, 75% tàu khoan dầu và 35% tàuchở khí hóa lỏng. Giá bình quân của những con tàu mà SHI bàn giao caohơn giá bình quân của con những tàu được cung cấp bởi những đối thủkhác tới 30%.

Minhchứng cho hiệu quả sản xuất của Samsung là ụ lớn nhất tại xưởng đóngtàu Geoje ở miền nam Hàn Quốc có hiệu suất khai thác ụ lớn nhất trênthế giới. Hiệu suất này phản ánh xác thực khả năng kỹ thuật và hiệuquả sản xuất của các nhà máy đóng tàu. Hàng năm ụ số 3 có hiệu suấtkhai thác 10 lần với 30 tàu. Việc sử dụng các loại cẩu nổi khổng lồ với sức nâng 3,600 tấn, sản xuất các tổng đoạn siêu lớn, và rút ngắn thời gian lắp máy chính cũng như áp dụng các phương thức sản xuất mới đã góp phần tạo nên hiệu quả này.

Hiệuquả của Samsung đã không khi nào đạt được nếu không chi phí cho việc xây dựng và duy trì hệ thống tiêu chuẩn chất lượng. Xưởng đóng tàu Geoje là đơn vị tiên phong được chứng nhận đảm bảo ba tiêu chuẩnquốc tế: ISO 9001 (Chất lượng quản lý), ISO 14001 (Quản lý Môi trường)và OHSAS 18001 (Quản lý môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sứckhỏe).

" Việc các thiết bị trên những con tàu của chúng tôi phải phù hợp với các yêu cầu chung về chất lượng là rất quan trọng". Ông Chung-hum, phó chủ tịch phụ trách bộ phận dự án của Samsung nói. "Ðiều đó giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hỗ trợ những nỗ lực bảo vệ môi trường".

Những thách thức hiện tại và tương lai.

Cũng như các hãng đóng tàu khác trên thế giới, Hyundai và Samsung, đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các qui định về môi trường ngày càng chặt chẽ, chẳng hạn như các qui định về khí thải CO2 ô nhiễm nguồn nước. Họ đều có ý thức trách nhiệm, góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển .

“Khi nước được bơm vào các két dằn của tàu, nước được chuyển từ hệ sinh thái này tới một hệ sinh thái khác, điều đó có nghĩa là các tổ chức sinh vậtđược di chuyển từ vùng này của thế giới tới một vùng khác và có thể phá vỡ sự cân bằng sinh thái”, ông Lee Chul-hee của Hyundai nói. "Chúng tôi mong đợi sự tăng cường ý thức cũng như những giải pháp kỹ thuật đáng tin cậy và hiệu quả cho những vấn đề này".

ÔngPark Chung-hum, phó chủ tịch của Samsung nói, “ Không còn nghi ngờ gì nữa, môi trường là vấn đề ngày càng quan trọng đối với nền công nghiệp này và phải được cân nhắc hơn khi đánh giá hoạt động của một công ty thay vì việc chỉ nhìn hiệu quả chi phí và lợi nhuận "

Thách thức khác với ngành công nghiệp đóng tàu là sự tăng chi phí toàn diệncủa nguyên vật liệu, đặc biệt là thép trong những năm gần đây. Tìnhtrạng này là hậu quả của sự khan hiếm nguồn nguyên liệu do sự bùng nổ trong thương mại và trong ngành công nghiệp đóng tàu. Thép chiếm (trịgiá) khoảng 20% lượng vật tư của một con tàu, trong khi những con tàu bàn giao hiện nay đều được đặt hàng trước khi giá thép lên cao và giáđô-la rớt xuống thấp, làm cho cái bánh lợi nhuận nhỏ lại.

Giải pháp cho những nhà máy đóng tàu Hàn Quốc là ngoài việc tăng giá bìnhquân cho mỗi con tàu là họ cần tiếp tục giành lấy nhiều hợp đồng cho những loại tàu phức tạp hơn . Hyundai và Samsung đồng ý rằng đây là hướng phát triển thay vì cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc những hợpđồng đóng các loại tàu cấp thấp.

Hai gã khổng lồ trong lĩnh vực đóng tàu rất lạc quan về tương lai, tin tưởng vào vị trí độc tôn mà Hàn Quốc đã đã thiết lập được, vào bíquyết kỹ thuật và khả năng thích nghi và gặt hái lợi ích được lợi từ sự thay đổi không ngừng trong ngành đóng tàu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét